https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj-dTIjHO-tgOkEcqj4geBos2UnXxIZ6XM-4_WLjl-gZn_8R8uai4flmxfABY-vSKpXbCYGGMsxNsrVRFoYR883krVO4wJ11pJ1bOmHjQBgl84KMTi1ahcNmcUpL3K65wBVzt1prSKMuj45/s0/7613o2e5ummj56.gif
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj-dTIjHO-tgOkEcqj4geBos2UnXxIZ6XM-4_WLjl-gZn_8R8uai4flmxfABY-vSKpXbCYGGMsxNsrVRFoYR883krVO4wJ11pJ1bOmHjQBgl84KMTi1ahcNmcUpL3K65wBVzt1prSKMuj45/s0/7613o2e5ummj56.gif
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj-dTIjHO-tgOkEcqj4geBos2UnXxIZ6XM-4_WLjl-gZn_8R8uai4flmxfABY-vSKpXbCYGGMsxNsrVRFoYR883krVO4wJ11pJ1bOmHjQBgl84KMTi1ahcNmcUpL3K65wBVzt1prSKMuj45/s0/7613o2e5ummj56.gif

LỜI MUỐN NÓI

TRÙNG DƯƠNG ( Khoát Hải và Tên thật là Nguyễn Quang Thái )

23 tháng 10, 2022

ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP

 


ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP -

 

Phương pháp điều trị suy hô hấp cấp tính

GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, mục đích chính của việc điều trị suy giảm hệ hô hấp chính là đưa oxy đến phổi và các cơ quan khác, đồng thời loại bỏ carbon dioxide ra khỏi cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị còn giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, hạn chế nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các phương pháp xử lý gồm:


1. Liệu pháp oxy

Có rất nhiều cách để đưa oxy vào phổi của người bệnh, tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp oxy phù hợp.

  • Ống thông mũi: Ống nhựa gắn với bình oxy di động được đặt vào mũi của người bệnh. Trường hợp người bệnh cần hệ thống đặc biệt để nhận dòng oxy cao hơn được gọi là ống thông mũi dòng chảy cao.
  • Mặt nạ thông khí: Người bệnh được đeo mặt nạ gắn vào túi khí để lượng oxy vào phổi nhiều hơn. Liệu pháp này được sử dụng trong trường hợp người bệnh suy hô hấp đợt cấp, đang chờ đợi quy trình điều trị bệnh khá phức tạp.
  • Thông khí áp lực dương không xâm lấn (Noninvasive positive pressure ventilation – NPPV): Phương pháp này sử dụng một chiếc mặt nạ hoặc một thiết bị trùm qua mũi hoặc mũi và miệng của người bệnh. Một ống nối mặt nạ với một máy thổi khí vào ống, đảm bảo giữ đường thở của người bệnh được mở trong lúc ngủ. Phương pháp này cũng được sử dụng trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Máy thở cơ học: Khi các liệu pháp thở oxy trên không phát huy tác dụng, mức oxy trong máu người bệnh không tăng lên hoặc người bệnh vẫn cảm thấy khó thở, trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định máy thở cơ học. Máy thở này giúp thổi không khí với lượng oxy cao vào đường thở và phổi của người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này lại không được chỉ định dùng trong thời gian dài vì có thể tác động xấu đến phổi và đường hô hấp của người bệnh, nguy cơ gây các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi.
  • Mở khí quản: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp đường thở của người bệnh bị tắc nghẽn. Lúc này, bác sĩ sẽ phẫu thuật tạo một lỗ đi qua phía trước cổ và vào khí quản, gọi là mở khí quản hoặc ống khí quản để giúp người bệnh dễ thở.
  • Oxy hóa màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation – ECMO): Được sử dụng đối với người bệnh có triệu chứng suy hô hấp nghiêm trọng. Phương pháp này bơm máu qua phổi nhân tạo để bổ sung oxy, loại bỏ carbon dioxide trước khi đưa máu trở lại cơ thể. Có thể sử dụng phương pháp này trong vài ngày hoặc vài tuần để phổi có thời gian phục hồi. Tuy nhiên, khuyến cáo không sử dụng lâu dài vì có thể gây đông máu, chảy máu và nhiễm trùng, nguy cơ đe dọa tính mạng.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn Các bạn đã bình luận cho bài viết này .. Sau khi gõ xong lời bình luận và muốn gửi hình ảnh vào khung bình luận thì bấm : enter " ( xuống dòng ) rồi :
.
Copy link hình ảnh và dán trực tiếp vào phía dưới .. Rồi bấm " Xuất bản " như thường lệ .. là xong .. xin cám ơn