https://1.bp.blogspot.com/-QlZbTxqpOyI/X_eZ0m7BJtI/AAAAAAAABgE/eikjTY6CpmwwRX7mus6KNE9siwbuM0tOwCLcBGAsYHQ/s0/7613o2e5ummj56.gif
https://1.bp.blogspot.com/-QlZbTxqpOyI/X_eZ0m7BJtI/AAAAAAAABgE/eikjTY6CpmwwRX7mus6KNE9siwbuM0tOwCLcBGAsYHQ/s0/7613o2e5ummj56.gif
https://1.bp.blogspot.com/-QlZbTxqpOyI/X_eZ0m7BJtI/AAAAAAAABgE/eikjTY6CpmwwRX7mus6KNE9siwbuM0tOwCLcBGAsYHQ/s0/7613o2e5ummj56.gif

LỜI MUỐN NÓI

TRÙNG DƯƠNG ( Tên thật là Nguyễn Quang Thái )

03 tháng 12, 2023

TÓM TẮT VỀ TIỂU SỬ NGUYỄN P TRỌNG

 

TIỂU SỬ NGUỸEN PHÚ TRỌNG

( Copy trên mạng )

Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại thôn Lại Đà, xã Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông AnhHà Nội)[1] tại một gia đình bần nông và là con út trong số bốn anh chị em.[2]

.

Học vấn

Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp hai và cấp ba Nguyễn Gia Thiều tại huyện Gia Lâm (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).[2]

Năm 1963, ông theo học Khoa Văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và tốt nghiệp bằng Cử nhân Ngữ văn.[3]

Tháng 8 năm 1973, Nguyễn Phú Trọng được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).[4] Khóa học sau đó đã kết thúc vào tháng 4 năm 1976.[4]

Từ tháng 9 năm 1981 đến tháng 8 năm 1983, ông tiếp tục được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ ở bộ môn Khoa học Lịch sử tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (Акаде́мия обще́ственных нау́к при ЦК КПСС).[4][5]

Năm 1992, Nguyễn Phú Trọng đã được nhà nước phong hàm phó giáo sư và vào năm 2002 ông được phong hàm lên Giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng.[3]

.

Sự nghiệp chính trị

Vào ngày 19 tháng 12 năm 1967, Nguyễn Phú Trọng đã chính thức trở thành đảng viên của Đảng Lao Động Việt Nam.[6]

Cơ quan tuyên truyền

Từ tháng 12 năm 1967, ông công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân Tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.[4]

Tháng 8 năm 1983, Nguyễn Phú Trọng từ Liên Xô về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản. Sau đó ông được đề bạt làm Phó trưởng ban vào tháng 10 năm 1983 rồi Trưởng ban vào tháng 9 năm 1987, Ủy viên Ban biên tập tháng 3 năm 1989, Phó tổng biên tập tháng 5 năm 1990 và Tổng biên tập tháng 8 năm 1991.[7]

Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 1 năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hà Nội, ông đã cùng với 19 người khác được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII nhiệm kì 1991-1996.[7]

Sự nghiệp tại Hà Nội

Tháng 8 năm 1996, Nguyễn Phú Trọng được điều làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy. Cũng vào tháng 3 năm 1998, ông lên làm Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam.[7]

Tháng 12 năm 1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII. Từ tháng 8 năm 1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII năm 2000, ông đã tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.[8]

Vào tháng 1 năm 2000, Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tháng 11 năm 2001, ông cũng kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ đầu năm 2003, ông đã trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm Đổi Mới, chuẩn bị và biên soạn tiếp Văn kiện Đại hội X của Đảng.[7]

Đại biểu Quốc hội

Ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam từ khóa XI đến khóa XV[9][10] thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội.[11]

Chủ tịch Quốc hội

Khóa XI VÀ KHOÁ XII

 

TỎNG BÍ THƯ

-     2011 – 2016

-     2016  - 2021

-     2021  - 2026

 

CHỦ TỊCH NƯỚC

2018 - 2021

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cám ơn Các bạn đã bình luận cho bài viết này .. Sau khi gõ xong lời bình luận và muốn gửi hình ảnh vào khung bình luận thì bấm : enter " ( xuống dòng ) rồi :
.
Copy link hình ảnh và dán trực tiếp vào phía dưới .. Rồi bấm " Xuất bản " như thường lệ .. là xong .. xin cám ơn